Trách nhiệm khi tham gia giao thông

Trách nhiệm khi tham gia giao thông
An toàn giao thông là nhiệm vụ của mỗi người dân đều phải thực hiện khi tham gia giao thông an toàn. Đó cũng là khẩu hiệu mà ta thường gặp ở nhiều nơi
            An toàn giao thông là nhiệm vụ của mỗi người dân đều phải thực hiện khi tham gia giao thông an toàn. Đó cũng là khẩu hiệu mà ta thường gặp ở nhiều nơi: Từ đường phố, tờ báo, những bản tin trên vô tuyến vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối... Đâu đâu cũng là bài học để nhắc nhở, cảnh tỉnh người dân có ý thức, có kiến thức về an toàn giao thông. Là một giáo viên mầm non chúng tôi càng phải có ý thức chấp hành luật giao thông. Bởi đối với trẻ những lời  nói hành động của cô giáo đều là những tấm gương để trẻ noi theo. Nhận thức được vấn đề đó tôi luôn có ý thức chấp hành luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy... Để đảm bảo cho chính bản thân mình và cũng là bài học để trẻ noi theo.          
          
 Việc giáo dục 
thế hệ  trẻ phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy với người lớn, khi được người khác đèo phải bám chắc, không đùa nghịch trêu trọc mọi người khi tham gia giao thông... Được thực hiện ở tất cả các hoạt động của trẻ trong ngày.           
           Có thể giáo dục thế hệ trẻ về an toàn giao thông qua những hành vi đúng sai, qua tranh ảnh băng đĩa. Cùng trò chuyện nhận xét với trẻ để trẻ hiểu hơn về luật giao thông. Từ trẻ chúng tôi cũng lan truyền tới các bậc phụ huynh để chấp hành luật giao thông.
    


           Trước hết chúng ta phải thống nhất rằng: nhu cầu đi lại của người dân là rất lớn và chính đáng. Câu hỏi đặt ra là : con người đi lại để làm gì? để làm việc, thăm thú gia đình ,anh em, bạn bè: để mua sắm, đi chơi ...Mà phương tiện đi lại thông thường và chiếm đa số hiện nay vẫn là chiếc xe máy .Do đó các giải pháp như , hạn chế đăng ký, sử dụng hoặc thay thế xe máy bằng phương tiện khác, theo Tôi là không có tính khả thi ít nhất là trong thời điểm hiện nay và trong nhiều năm tới .Tôi nhận thấy an toàn giao thông là vấn đề của mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức, tất cả đều chung tay gánh vác .Nhưng tuỳ theo khả năng, điều kiện, nhiệm vụ được giao mà mỗi cá nhân, tổ chức có những cách thức thực hiện khác nhau.

*Đối với người tham gia giao thông cần làm đúng 3 điều kiện sau : 
-Đi đúng làn đường , phần đường, vạch đường qui định...luôn luôn có thói quen chấp hành thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông.
-Phải hình thành thói quen văn minh đô thị khi tham gia giao thông . Học cách chờ đợi(chờ đèn xanh), biết cách nhường đường, rẽ phải... đúng quy định.
-Bảo dưỡng định kỳ chiếc xe cẩn thận. Ta thử hình dung nếu như xe đang lưu thông trên đường mà hết xăng hoặc đột nhiên chết máy thì sẽ dẫn đến tình trạng gì ?Bộ giao thông vận tải kêu gọi toàn dân thực hiện nếp sống văn hoá trong giao thông và qui ước thực hiện “ 4 không ,3 có” khi tham gia giao thông .
-Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè , lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông .
-Đây là nội dung của “4 không” được bộ giao thông vận tải kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông, tại lễ phát động hưởng ứng tháng an toàn giao thông với chủ đề trọng tâm là tháng Văn hoá giao thông-Bên cạnh “ 4 không”Bộ cũng kêu gọi “3 có”: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hoá , hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.
* Với những hiểu biết về an toàn giao thông thì bản thân chúng ta cần biết và tham khảo một số “Ứng xử có văn hoá khi tham gia gioa thông”Văn hoá giao thông thể hiện bằng hành vi xử sự có văn hoá, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện, tạo nên thói quen cư xử đúng pháp luật và ý htức tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tựan toàn giao thông, như một chuẩn mực đạo đức truyền htống, biểu hiện văn minh, hiện đại của con người khi tham gia giao thông.Uỷ ban ATGT Quốc gia vừa ban hành kế hoạch hoạy động “ Tháng ATGT”với chủ đề “ Tháng văn hoá giao thông” .Ban giao thông phối kêt hợp với các ban ngành , đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tuần tra, xử lý các hành vi vi phạm ATGT.
Tuy nhiên để công tác đạt kết quả , vì tai nạn giao thôngthì trước hết mỗi người chúng ta phải: hiểu biết đày đủ các quy định của pháp luật , tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đảm bảo trật tự ATGT; khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
Ngoài ra ,người tham gia giao thông phải có hành vi thể hiện văn háo giao thông, như đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ, dừng đỗ xe đúng nơi qyu định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô ,xe máy; không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông ; tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường.Ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông còn thể hiẹn qua học thức, hiểu biết về văn hoá , xã hội về mỗi cá nhân. Khi tham gia giao thông, có nhiều trường hợp chỉ va chạm nhẹ về phưương tiện nhưng vì cư xử kém văn hoá nên dẫn đến xô xát nhau gây ra mâu thuẫm lớn.Ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông phải từ những việc nhỏ, từ những hành vi văn hoá đến xây dưng con người văn hoá . Đây là trách nhiệm của mọi người khi tham gia giao thông để góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm ATGT, mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho cộng đồng !