Hội nghị tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2015
Thứ ba - 23/02/2016 10:35Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh và Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội
Lễ hội dân gian là di sản văn hóa quý giá của dân tộc, là nơi sinh hoạt, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Cả nước có khoảng 7000 lễ hội dân gian. Trong năm qua, lễ hội diễn ra tại các địa phương được tổ chức với phần lễ phù hợp với truyền thống văn hóa, trang trọng, linh thiêng và thành kính; phần hội phong phú, hấp dẫn, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, trong đó có các hoạt động văn hóa dân gian, dân ca, dân vũ, nhạc dân tộc. Gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về cội nguồn của cộng đồng. Các sinh hoạt lễ hội truyền thống đáp ứng nhu cầu tâm linh và giải trí của nhân dân, góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết trong cộng đồng.
Theo báo cáo tổng kết, công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2015 đã được tăng cường và nhiều lễ hội có sự chuyển biến rõ nét. Hầu hết ban quản lý di tích, ban quản lý lễ hội các địa phương đã tuyên truyền về lịch sử di tích, ý nghĩa lễ hội, các quy định về nếp sống văn minh trong lễ hội nên tình trạng ùn tắc, chen lấn, đổi tiền mệnh giá nhỏ hưởng chênh lệch trong di tích, lễ hội, nạn cờ bạc, mê tín dị đoan, ăn xin ăn mày giảm đáng kể. UBND nhiều tỉnh/thành đã ban hành được quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ hoạt động khai thác phát huy giá trị di tích, áp dụng thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh/thành.
Toàn cảnh hội nghị
Công tác thanh kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội cũng được Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh/thành quan tâm và tăng cường. Công tác thanh kiểm tra chuyên ngành, liên ngành được thực hiện theo kế hoạch và tiến hành đột xuất, kiểm tra trước, trong và sau lễ hội đạt hiệu quả cao. Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông kịp thời phản ánh những mặt được và chưa được trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Tuy vậy, vẫn còn biểu hiện thương mại hóa lễ hội, lợi dụng lễ hội để trục lợi, duy trì tập tục chứa đựng những yếu tố phản cảm, bạo lực; tranh cướp, chen lấn, xô đẩy, tranh giành khách làm mất an ninh, trật tự vẫn chưa được khắc phục triệt để. Hiện tượng đốt vàng mã không đúng nơi quy định, lén lút đổi tiền hưởng chênh lệch giá, hạn chế trong công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải vẫn diễn ra tại một số lễ hội…
Về phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội; có các phương án phòng, chống thảm họa thiên tai, cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, biến tướng trong lễ hội; phối hợp với các ban, ngành đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, niêm yết giá, không chèo kéo khách… trong các lễ hội.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong năm 2015. Bộ trưởng nhấn mạnh, việc đánh giá công tác tổ chức lễ hội đã có chuyển biến tích cực, công tác thanh kiểm tra trước, trong và sau lễ hội đã giúp kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đã có sự vào cuộc mạnh hơn của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan báo chí, truyền thông đã kịp thời phản ánh những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong một số lễ hội giúp các cơ quan chức năng kịp thời xử lý sai phạm… Tuy vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh, đối với một số lễ hội vẫn còn những biểu hiện phản cảm, bạo lực cần kiên quyết loại bỏ trong năm tới. Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL về quy định tổ chức lễ hội sẽ có hiệu lực 05/2/2016 sẽ là cơ sở pháp lý để các cấp chính quyền Trung ương, địa phương, Ban quản lý di tích thực hiện và xử lý nghiêm các hoạt động, hành vi gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức lễ hội.
Tin, ảnh: Hương Lê
Những tin mới hơn
- Quản lý lễ hội: Đề xuất khung hướng dẫn thay cho quy hoạch tổng thể (23/02/2016)
- Trao giải cuộc thi ảnh “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng” (23/02/2016)
- Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 (23/02/2016)
- Khai mạc cuộc thi tài năng xiếc trẻ ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia (23/02/2016)
- Giải Lướt ván diều KTA Tour châu Á năm 2016 tại Ninh Thuận (23/02/2016)
- Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện tiếp Giám đốc điều hành PATA (23/02/2016)
- Kỷ niệm 90 năm thành lập Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (23/02/2016)
- Bế mạc cuộc thi Tài năng xiếc trẻ 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia (23/02/2016)
- Tưng bừng lễ hội giao lưu Văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc 2015 (23/02/2016)
- Khai mạc chương trình “Ký ức Hà Nội” (23/02/2016)
Những tin cũ hơn
- Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP Chính phủ và 6 tháng thực hiện Chỉ thị 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (23/02/2016)
- Hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2015 (23/02/2016)
- Hà Nội đón khách quốc tế đầu tiên trong năm 2016 (23/02/2016)
- Đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn (23/02/2016)
- Lễ hội Văn hóa Nhật Bản Oshougatsu 2016 tại Hà Nội (23/02/2016)
- Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2015 tăng nhẹ so với năm 2014 (23/02/2016)
- Khai mạc triển lãm ảnh “Khám phá Việt Nam” (23/02/2016)
- Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt (23/02/2016)
- 28 đại sứ quốc tế sẽ chinh phục hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) (23/02/2016)
- Phát động “Giải thưởng nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2016” (23/02/2016)
Ý kiến bạn đọc